TIN BÀI KHÁC:
Mẹ chỉ chiều con dâu nhiều tiền…Victoria's Secret Fashion Show từng là thương hiệu được khán giả khắp thế giới đón đợi, đặc biệt là các quý ông. Hình ảnh những cô nàng người mẫu nóng bỏng nhất hành tinh sải bước trên sàn catwalk trong bộ đồ lót gợi cảm đã giúp thương hiệu thời trang nội y của Mỹ trở nên nổi tiếng nhất thế giới.
Lý do khiến Victoria's Secret Fashion Show bị khai tử là do các show diễn này ngày càng trở nên nhàm chán và dàn thiên thần với vóc dáng chuẩn mực cũng không còn sức hút mạnh mẽ với công chúng. Sau đó, một loạt những bê bối và ồn ào đằng sau ánh hào quang rực rỡ này được hé lộ.
Năm 2020 là một năm khó khăn với thương hiệu Victoria's Secret khi họ phải đóng cửa vĩnh viễn 250 cửa hàng tại Mỹ và Canada do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tình hình suy thoái của nhãn hiệu nội y này từ năm 2019.
Bên cạnh những khó khăn tài chính, Victoria's Secret còn đối mặt với một loạt những cáo buộc tình dục khiến dư luận choáng váng. Năm 2020, cuộc điều tra của tờ báo danh tiếng New York Times đã vạch trần những mặt tối tăm, tiêu cực đằng sau sân khấu hào nhoáng Victoria's Secret Fashion Show.
Bài điều tra có tên "Thiên thần trong địa ngục: Văn hóa coi thường phụ nữ ở Victoria's Secret" đã gây chấn động thế giới. Ed Razek - một trong những giám đốc điều hành tại L Brands bị lên án bởi những hành vi quấy rối với loạt người mẫu trước các chương trình Victoria's Secret Fashion Show.
![]() |
Bí mật động trời, các bữa tiệc đen tối sau sàn diễn nội y Victoria's Secret |
Năm 2018, trong buổi tổng duyệt, 4 nhân chứng hé lộ việc ông Ralek xúc phạm siêu mẫu Bella Hadid ngay trong phòng thay đồ. Ông yêu cầu Bella phô bày toàn bộ ngực khi trình diễn.
Người đẹp Andi Muise cũng lên tiếng tố cáo tội trạng của Ed khi kể rằng Razek đã cưỡng hôn cô khi hai người dùng bữa tại nhà hàng năm 2007. Sau nhiều lần kiên quyết khước từ Ed, Andi không bao giờ còn cơ hội được sải bước trên sân khấu Victoria's Secret Fashion Show.
Một nhân vật quan trọng với Victoria's Secret - Jeffrey Epstein bị buộc tội đứng đằng sau điều khiển đường dây buôn bán mại dâm với vỏ bọc kinh doanh tại Victoria's Secret. Jeffrey Epstein bị bắt vào năm 2019 và sau đó tự sát trong tù vào tháng 8/2019 trong khi chờ xét xử.
Russell James - nhiếp ảnh gia của Victoria's Secret cũng bị lên án vì lợi dụng danh tiếng và quyền lực trong giới người mẫu để trục lợi riêng. "Anh ta thường dùng lời ngon ngọt thuyết phục nhiều người đẹp góp mặt trong sách ảnh của mình. Những cuốn sách được bán ra với mức giá trên trời nhưng các chân dài lại chẳng được trả một đồng công sức nào cho tác phẩm của họ", một nhân chứng kể lại
Mới đây, những mặt tối của đế chế nội y Victoria's Secret tiếp tục bị phơi bày trong chuỗi podcast luận bàn về những câu chuyện làng mốt do trang Independent khởi xướng.
Theo bà Cindy - cựu giám đốc điều hành của Victoria's Secret, bà thường được mời tới những bữa tiệc thâu đêm của chủ tịch Les Wexner. Bà kể: "Tôi được mời tới những bữa tiệc mà tôi không biết những người tham dự là ai. Có gì đó rất không ổn nên tôi đã từ chối".
Cindy cho biết chính Jeffrey Epstein - cố vấn thân cận của ông Les Wexner và cũng là người vướng vào một loạt cáo buộc về phạm tội tình dục, đã ngỏ ý đưa đón bà tới những bữa tiệc và cuộc hẹn bí mật. Theo Cindy, các bữa tiệc thâu đêm với yêu cầu nhân viên tham gia là văn hóa độc hại của Victoria's Secret.
Cindy khẳng định, ngoài quấy rối tình dục, văn hóa của Victoria's Secret còn có sự phân biệt đối xử với người mẫu da màu hay là những màn trả đũa, đấu đá cay nghiệt phía sau cánh gà. Việc đưa ra những quy định khắt khe về hình thể khiến nhiều người mẫu của nhãn hiệu này mắc chứng biếng ăn, suy kiệt sức khỏe.
Tháng 6/2021, thương hiệu Victoria's Secret tuyên bố phát triển dòng nội y đa dạng, sử dụng những người mẫu mang nét đẹp khác biệt. Victoria's Secret giờ đây hướng đến những người phụ nữ nổi tiếng, thuộc nhiều lĩnh vực nghề nghiệp nhằm lan tỏa hình ảnh tích cực, thành đạt của phụ nữ trong xã hội hiện đại, bên cạnh vẻ đẹp ngoại hình.
(Theo Dân trí)
Hướng đi của đế chế nội y Victoria's Secret đang dần vào ngõ cụt khi hàng loạt bê bối bị phanh phui. Mới đây nhất là scandal quấy rối tình dục của cựu giám đốc tiếp thị Ed Razek.
" alt=""/>Bí mật động trời, các bữa tiệc đen tối sau sàn diễn nội y Victoria's SecretMột trong những phát hiện lớn nhất là: ngay cả những đứa trẻ có chỉ số IQ của thần đồng cũng cần giáo viên giúp đỡ để phát huy hết tiềm năng của mình.
Từ năm 1971, dự án Nghiên cứu người trẻ sớm nhận thức về toán học (SMPY) đã theo dõi 5.000 đứa trẻ thông minh nhất nước Mỹ - tốp 1%, và thậm chí là tốp 0,01% tất cả học sinh. Đây là nghiên cứu dài hơi nhất trong lịch sử về những đứa trẻ thần đồng.
Trái ngược với quan điểm của hệ thống giáo dục - thường ưu tiên nâng đỡ những đứa trẻ thành tích thấp, những phát hiện của SMPY lại khẳng định khác: Đừng quên những đứa trẻ ở trên đỉnh.
“Dù chúng ta có thích hay không, thì những đứa trẻ này mới thực sự là người kiểm soát xã hội”– Jonathan Wai, nhà tâm lý học tại Chương trình Nhận dạng tài năng, ĐH Duke, chia sẻ với Nature.
“Những đứa trẻ nằm trong top 1% có xu hướng trở thành những nhà khoa học, các học giả nổi tiếng, những thẩm phán liên bang, những CEO nằm trong danh sách Fortune 500, các thượng nghị sĩ và tỷ phú”.
Thật không may là nhiều chi tiết trong nghiên cứu SMPY chỉ ra rằng những đứa trẻ thể hiện năng khiếu sớm ở các môn như toán học và khoa học thường không nhận được sự giúp đỡ mà chúng cần. Các giáo viên thường dành phần lớn sự chú ý của mình tới những đứa trẻ học kém hơn thay vì những học sinh thường đạt điểm A.
Kết quả là, những đứa trẻ có khả năng phát minh ra những thiết bị y học thay đổi cuộc sống, những người có thể ngồi trong Liên Hợp Quốc có thể tụt xuống những vị trí ít gây ảnh hưởng hơn.
SMPY cũng tiết lộ, giả thuyết cho rằng những đứa trẻ thông minh nhất có thể đạt được tiềm năng đầy đủ của mình mà không cần giúp đỡ là sai lầm. Một trong nhiều kết quả thu được từ nghiên cứu kéo dài 45 năm cho thấy học vượt lớp có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ.
Khi các nhà nghiên cứu so sánh những học sinh giỏi không học vượt lớp với những học sinh giỏi học vượt lớp thì thấy, những đứa trẻ học vượt lớp có nhiều khả năng có bằng sáng chế, học vị tiến sĩ hơn những đứa trẻ kia 60% và có gấp đôi khả năng nhận bằng tiến sĩ trong một lĩnh vực liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật hay toán học (STEM).
Nói cách khác, ngay cả khi có lợi thế về trí thông minh thì những đứa trẻ tài năng cũng có thể không được phát huy hết tiềm năng của mình.
Vì thế, nếu phụ huynh và giáo viên nhận thấy một đứa trẻ có tài, đừng bao giờ nên ngừng cổ vũ và thử thách chúng với những nhiệm vụ ngày càng khó hơn. Trí thông minh, tiềm năng của đứa trẻ đó phải được kích thích thường xuyên nhất có thể.
SMPY cũng phát hiện ra rằng giáo viên và cha mẹ có thể giúp những đứa trẻ học tốt ở trường bằng cách nhận ra chúng đang sở hữu loại trí thông minh nào. Qua thời gian, những thế mạnh này có thể phát triển thành những khả năng cần thiết để đạt được thành công, như trở thành các kỹ sư, kiến trúc sư hay bác sĩ phẫu thuật.